doc-sach bai-hoc-cuoc-song ghi-nhanh powerful-sleep productivity - It costs 13 mins to read

Liệu có thể ngủ 4-5 giờ mà vẫn cảm thấy được nghỉ ngơi, thư giãn và nhiều năng lượng hơn khi bạn ngủ với 8 hoặc 9 giờ (hoặc hơn)?

Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc để làm

Đọc được câu dẫn này đã thấy hấp dẫn bởi đây chính là cái mình cần ở thời điểm hiện nay, ngủ ít hơn để làm được nhiều việc hơn. Bản thân mình không có vấn đề gì với việc dậy sớm, mình có thể dậy lúc 4h~5h nếu sử dụng báo thức, đồng hồ sinh học (trong sách có giải thích cơ chế của đồng hồ sinh học) của mình cho phép mình có thể tự thức dậy vào khoảng 6h~6h30. Nhưng vấn đề của mình là mình có cảm giác rất mệt mỏi, buồn ngủ vào cuối ngày, đến khoảng 21h là mắt đã bắt đầu không mở lên nổi. Và đến 23h là chính thức bị đánh gục. Làm sao để cải thiện được điều này? Hy vọng, là sau khi đọc xong và sau một thời gian thử nghiệm, mình có thể ngủ ít hơn, làm việc hiệu quả hơn.

When The Boss Wakes Up

Mục đích của Quyển sách Powerful Sleep:

Loại bỏ những hoang đường phổ biến về giấc ngủ, Bạn không cần phải ngủ đủ 8 giờ để hoạt động hiệu quả trong ngày. Cái bạn cần là một giấc ngủ chất lượng chứ không phải về thời lượng. Có những người ngủ trung bình 8-10 giờ mỗi giấc, mà luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu năng lượng và ca cẩm về “giấc ngủ nghèo nàn”, “thiếu ngủ” và bù đắp bằng cách ngủ lâu hơn. Đó là dấu hiệu cho thấy họ đã ngủ quá nhiều so với mức cần thiết.

Khám phá cơ chế của giấc ngủ

Giấc ngủ trải qua 5 giai đoạn:

Khi chúng ta hoàn toàn tỉnh táo, đó là lúc chúng ta đang ở tình trạng sóng não Beta (Sóng não cao - Do đó, bạn có thể tìm thấy nhiều Clip Âm thanh tổng hợp được gọi là Nhạc sóng não Beta, giúp minh mẫn, tập trung cao độ - thích hợp để nghe và làm nhạc nền khi đang học hoặc làm việc - https://www.youtube.com/watch?v=nInCKKMVCS0)

Giai đoạn 1 - Cánh cửa đi vào giấc ngủ
Giai đoạn 2 - Chính thức ngủ
Giai đoạn 3 và giai đoạn 4 - Giấc ngủ sâu

Trong giai đoạn 3,4, sóng não của chúng ta đạt được tần số thấp nhất, chúng ta phát ra những sóng não rất thấp gọi là sóng não delta. Giai đoạn 3,4 là giai đoạn mà chúng ta bước vào giấc ngủ sâu. Áp lực máu, hô hấp và nhịp tim đạt điểm thấp nhất trong ngày, các mạch máu giãn nỡ và máu bắt đầu đi vào cơ bắp của chúng ta, nuôi dưỡng và sửa chữa chúng.

Giai đoạn 5 (REM Sleep) - Giấc ngủ mơ

REM viết tắt cho Rapid Eye Movement, đúng như tên gọi của nó, mắt chúng ta dù đang nhắm nghiền nhưng sẽ đảo liên tục.

Giai đoạn này, sóng não của chúng ta tăng nhanh và chúng giống hệt tình trạng khi chúng ta tỉnh táo hoàn toàn. Đó là lúc chúng ta đang trải qua giấc mơ, chúng rất thật và sống động. (Nhưng không phải tất cả chúng ta đều nhớ được những giấc mơ khi thức dậy). Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng không kém giai đoạn ngủ sâu, bởi vì trong giai đoạn này, Não bộ sẽ sắp xếp lại kiến thức nhằm tăng cường ghi nhớ chúng. Đó cũng là lý do Trẻ sơ sinh dành quá nhiều thời gian để ngủ, và 50% thời gian đó là trong giấc ngủ REM.

Chu kỳ của giấc ngủ

Các giai đoạn của giấc ngủ

Ảnh lấy từ Blog http://webcuame.com/

Nguyên tắc nhất quán của Ngủ ít hơn, làm việc hiệu quả hơn là chúng ta nên thức dậy vào lúc kết thúc một chu kỳ. (Trung bình, mỗi chu kỳ sẽ dao động từ 60-100 phút, tùy mỗi người)

Duration of Sleep Stages

Những yếu tố ảnh hưởng đến Chất lượng Giấc ngủ

Nhịp sinh học (Nhịp nhiệt độ của Cơ thể Hay đồng hồ sinh học của mỗi người)

Đọc thêm bài viết khác về Circadian Rhythm - https://darknessangled.wordpress.com/2013/04/01/lieu-co-thu-gi-co-the-dung-dong-ho-sinh-hoc-cua-chung-ta-khong/

Làm thế nào mà một số người có thể thức dậy một cách chính xác vào cùng thời gian mỗi buổi sáng mà không có một đồng hồ báo thức? (Như mình cũng vậy, sẽ tự dậy vào khoảng 6h~6h30 sáng nếu đêm hôm trước không thức quá khuya.)

Nhiệt độ cơ thể chúng ta không phải luôn là hằng số 37 độ C, nó tăng lên và giảm xuống trong cả ngày, độ biến thiên khoảng 2 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, chúng ta có xu hướng cảm thấy tỉnh táo và sóng não chúng ta thường cao hơn. Ngược lại, khi nhiệt độ cơ thể giảm dần báo hiệu tâm trí của chúng ta đang mệt mỏi và lười biếng.

Body Temperature Cycle

Đọc thêm về Power Nap -

Chợp mắt bao nhiêu là đủ

5 lý do tại sao nên ngủ trưa mỗi ngày

Chợp mắt khoảng 20-phút ngay sau bữa trưa. Nếu hôm nào mà không có điều kiện để làm như vậy, nên cố gắng để ngủ một chút trước 4:00 giờ chiều.

Melatonin và Ánh sáng mặt trời

Tại sao con người phải ngủ vào ban đêm?

Melatonin là một hormone tổng hợp có trách nhiệm đưa bạn vào giấc ngủ và phục hồi năng lượng thể chất trong khi chúng ta ngủ. Nếu bạn có nồng độ melatonin cao, bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ, mất năng lượng. Melatonin được sản sinh ra trong bóng tối, đó là lý do vì sao con người ngủ vào ban đêm.

Để hạn chế Melatonin tiết ra không đúng thời điểm, chúng ta cần nhận được đủ ánh sáng mặt trời qua mắt. Vì vậy, đừng ngại khi phải ra đường vào buổi trưa và hạn chế sử dụng kính râm.

Mức độ hoạt động

Việc tập thể dục cũng có ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoạt động tim mạch sẽ giúp nhiệt độ cơ thể tăng lên và có lợi hơn cho giấc ngủ sâu. Tập thể dục cũng làm chậm sự hụt giảm nhiệt độ cơ thể vào cuối ngày. Do đó, Tập thể dục vào sáng sớm khi thức dậy hoặc 3 giờ trước khi ngủ là khoảng thời gian phù hợp nhất.

Kế hoạch hành động để đạt được “Ngủ ít hơn, làm việc hiệu quả hơn”

Một số lưu ý khác về Giấc ngủ

Chứng mất ngủ

Chương này chưa cần thiết với mình, nên nếu cần, mình sẽ đọc lại kỹ hơn về chương này. Nhưng có một điểm mình thấy khá thú vị và có thể áp dụng được nếu có đêm nào đó bị mất ngủ:

Bản đánh giá Hệ thống giấc ngủ

Ebook có kèm theo một bản tự đánh giá, cho phép bạn xác định Thực sự ban đang tăng cường cho hệ thống giấc ngủ của bạn hay bạn đang làm nó suy yếu. Không tiện để đưa lên Blog, nên mọi người xem và làm theo trong Ebook nhé.

Các Phương pháp thư giãn

Các bài tập và phương pháp để thư giãn toàn bộ cơ thể, giảm căng thẳng mà bạn có thể áp dụng được ngay.

Xem thêm trong Sách nhé.

http://www.goodreads.com/book/show/6314210-powerful-sleep


Trên đây là Ghi nhanh trong quá trình đọc và áp dụng quyển Powerful Sleep - Kacper M Postawski để có một giấc ngủ chất lượng, ngủ ít nhưng hiệu quả hơn. Chúc mọi người ngủ ngon ạ.