bai-hoc-cuoc-song productivity - It costs 5 mins to read

Bài này mình lấy từ UBrand, Mạng xã hội phát triển cá nhân & xây dựng thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam. (Đây cũng là dự án mà mình đã theo đuổi suốt cả năm nay).

Sức mạnh của việc loại bỏ các lựa chọn

Kiệt quệ vì ra quyết định

Sức mạnh ý chí sẽ vơi đi dần khi chúng ta phải ra quyết định hết lần này đến lần khác. Điều này đúng ngay cả khi đó là những quyết định nhỏ nhưng lặp đi lặp lại, ví dụ như liên tục đấu tranh với sự thôi thúc kiểm tra email hay cố gắng tuân thủ một chế độ ăn kiêng khắt khe.

Bạn có thể chống lại sự thôi thúc trong năm phút, một tiếng hoặc thậm chí một tuần… nhưng cuối cùng, sức mạnh ý chí trong bạn sẽ bắt đầu vơi đi và rồi bạn bỏ cuộc. Điều này được biết đến như hiện tượng “kiệt quệ vì ra quyết định” (decision fatigue), vốn có tác động đáng kể lên ý chí cũng như các lựa chọn do bạn đưa ra trong suốt một ngày.

Kiệt quệ vì ra quyết định

Nghịch lý của sự lựa chọn

Người ta hay bảo rằng họ muốn có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, khi bạn phải hoàn thành công việc thì nhiều lựa chọn không phải lúc nào cũng tốt. Khi lựa chọn nào cũng có vẻ là đúng đắn thì việc ra quyết định sẽ trở nên khó khăn hơn. Đây chính là nghịch lý của sự lựa chọn.

Nhiều lựa chọn không phải bao giờ cũng tốt

Nhiều lựa chọn không phải bao giờ cũng tốt

Trong khi đó, nếu tự đặt một ràng buộc cho mình thì bạn sẽ dễ hoàn thành công việc hơn. Điều này đặc biệt đúng khi sự ràng buộc đó bắt chúng ta phải bắt đầu từng bước một.

Nếu bạn muốn ăn nhiều rau hơn, thay vì chọn tới lựa lui xem mình cần ăn bao nhiêu loại rau, bạn có thể giới hạn là tuần này chỉ ăn một loại duy nhất. Bằng cách giảm bớt số lượng lựa chọn mà bạn phải cân nhắc, bạn có thể thực sự ăn một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe chứ không mệt mỏi vì cố gắng tìm ra một chế độ ăn hoàn hảo và chi tiết.

Chúng ta thường nghĩ rằng mình muốn một con đường rộng mở và có khả năng lựa chọn bất cứ hướng đi nào cho bản thân. Tuy nhiên, đôi lúc thứ chúng ta cần lại là một con đường hầm giúp giảm bớt các lựa chọn và đưa ta tập trung vào một hướng.

2. Phương pháp Ràng Buộc Sự Cám Dỗ

Kết hợp việc nên làm với những “thú vui tội lỗi”

Ý tưởng là đây: Bạn có thể dễ dàng thực hiện hành vi nào đó có lợi về lâu dài bằng cách “gộp” hành vi đó với một hành vi đem lại cho bạn sự thoải mái nhất thời. Phương pháp này được gọi là Ràng Buộc Sự Cám Dỗ. Thực chất, bạn đang buộc những việc mà mình muốn làm với những việc lẽ ra nên làm nhưng thường bị lờ đi.

Ràng buộc sự cám dỗ

Cách sử dụng phương pháp Ràng Buộc Sự Cám Dỗ

Bạn có thể làm bài tập đơn giản sau đây để sử dụng phương pháp Ràng Buộc Sự Cám Dỗ sao cho phù hợp với mình.

Hãy tạo một danh sách gồm có hai cột:

Cột 1: Viết ra những thứ thường hay “cám dỗ” bạn (tức những hành vi mà bạn khao khát làm).

Cột 2: Viết ra những công việc hoặc hành vi mà lẽ ra bạn nên làm nhưng thường trì hoãn.

Hãy dành thời gian và liệt kê càng nhiều hành vi càng tốt. Kế đến, đọc lướt qua danh sách này và tìm xem trong số đó, liệu có thể liên kết một hành vi bạn muốn làm (và đem đến sự thỏa mãn ngay lập tức) với một hành vi nào mà bạn nên làm hay không.

Sau đây là một vài ví dụ cho việc kết hợp các hành vi:

Ràng buộc sự cám dỗ

Những việc quan trọng thì hiếm khi khẩn cấp

Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công, nhưng bạn có thể tin chắc rằng: khả năng hoàn thành đều đặn những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp chính là điểm phân biệt những người thành công nhất với mọi người khác.

Hãy nghĩ xem trong cuộc sống thường ngày, có bao nhiêu việc tuy không khẩn cấp nhưng lại quan trọng đối với sự tiến bộ của chúng ta?

Phương pháp Ràng Buộc Sự Cám Dỗ chính là cách thức đơn giản để bạn hoàn tất những công việc như trên - những việc luôn quan trọng nhưng chẳng bao giờ khẩn cấp. Những cám dỗ vốn đem đến cho bạn sự thỏa mãn nhất thời và thường khiến bạn trì hoãn; còn những công việc quan trọng hay thói quen hữu ích tuy khó thực hiện nhưng dần dà sẽ đem đến cho bạn nhiều phần thưởng. Hãy kết hợp cả hai để vừa không nuối tiếc lợi ích trước mắt, vừa không bỏ sót lợi ích lâu dài.

Những việc quan trọng thì hiếm khi khẩn cấp

Tác giả: James Clear