Trích Sách Khuyến Học – Fukuzawa Yukichi
Tiếp theo ý của bài trước – Có những người cảm thấy thỏa mãn chẳng khác loài sâu kiến
Vẫn biết rằng cuộc sống còn cơ cực, nhưng nếu bình tâm suy nghĩ cho kỹ về kinh tế, thì cái được, sau những nỗ lực và cần kiệm, do biết chờ thời để đạt được thành quả lớn sau này – Chẳng phải là nhiều hơn so với việc kiếm được một chút ít tiền bạc trước mắt và sự ổn định nhỏ bé hay sao.
Cho dù còn phải mặc áo vá, phải ăn gạo hẩm cơm độn, phải chịu nóng, chịu rét cũng vẫn học được.
Thức ăn của con người, không cứ gì phải món Âu mới là ngon. Dù húp canh rong biển, dù ăn kê, ăn mạch vẫn học được văn minh Tây Âu chứ sao. (Thời kỳ bấy giờ ở Nhật Bản đang có hiện tượng sùng bái Phương Tây).
Đã quyết chí học hành thì phải học cho đến nơi đến chốn.
Còn nếu theo nghề nông thì phải quyết trở thành phú hào.
Nếu làm thương nghiệp thì phải quyết trở thành đại thương gia.
Sinh viên không được mãn nguyện vì sự ổn định cỏn con.
Tháng Sáu năm Minh Trị thứ bảy (tức năm 1874)
Chợt nhớ lại một câu cách ngôn: “Good things come to those who believe, better things come to those who are patience and the best things come to those who don’t give up.”