Trong buổi tối ở Quán Cà Phê Giờ dây thun, Hằng có hỏi mình một câu khiến mình không biết trả lời như thế nào: “Phát có biết nguyên nhân tại sao gần đây Phát hay làm sai nhiều không? Mỗi lần làm sai thì phải chạy đi chạy lại nhiều lần, làm mất thêm thời gian của Phát. Nếu Phát xác định được nguyên nhân thì mới có thể khắc phục nó.” Ừ, mình biết tai hại của nó chứ, không chỉ là mất thời gian của mình, mà việc mình hay chạy sai Data còn khiến mình mất uy tín, người khác mất lòng tin vào Data của mình, còn khiến mình mất cả tự tin nữa. Nguyên nhân à, muôn vàn lý do hiện ra trong đầu mình, những gì mình có thể thốt lên là do mình quá bận rộn khi cùng lúc làm nhiều việc (Khoa học đã chứng minh con người chỉ có thể tập trung và làm tốt 1 việc trong cùng 1 thời điểm, số người có thể làm tốt đa tác vụ rất hiếm), và cũng do sự chủ quan của mình nữa (Mọi sai lầm đều đến từ sự chủ quan của con người.) Nhưng mà nguyên nhân cốt lõi là gì, đến bây giờ Phát mới tự nhìn nhận lại và dũng cảm thừa nhận là Do Phát không còn thấy hứng thú với công việc hiện tại, với môi trường hiện tại, Phát đã thấy mình như đánh mất lửa nhiệt huyết khi bắt tay vào thực hiện dự án, cũng như thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn đến tình trạng cứ ráng làm cho nhanh, làm xong thì gửi đi, không cần biết đúng sai, không hề kiểm tra lại.
Việc Ít giao tiếp (Không hỏi lại người khác khi có chỗ chưa sáng tỏ), để cảm xúc ảnh hưởng đến công việc (Ác cảm với ai đó thì làm dự án của người đó hay nghe những yêu cầu từ người đó, Phát cảm thấy khá khó chịu), không tập trung (Hay lên Facebook, lướt Web, chơi Game trong lúc làm việc hay trong lúc chờ Chương trình xử lý xong), hơi ảo tưởng về kỹ năng chuyên môn của mình (dẫn đến việc bỏ qua, không soi xét kỹ trước một số tình huống cụ thể nên hay lặp lại những sai lầm cũ)..
À, có một việc nữa, là mình hay hứa hẹn nhưng cũng thường xuyên giao trễ, Do khi nhận lời, mình không ước lượng được rằng nó mất thời gian như thế nào và có nhiều chuyện khác phát sinh chen ngang vào. Mình phải tìm cách quản lý thời gian của mình chặt chẽ hơn nữa.
Cách giải quyết ư: Trách nhiệm công việc, xem sự thiếu Trách nhiệm và cẩu thả trong công việc là một sự bất lương, một sự tủi nhục và là kẻ thù chính của mình. Xem việc cống hiến hết mình, làm tốt công việc, được mọi người quý trọng và tin tưởng… là động lực phát triển nghề nghiệp.
Chợt thấm thía sâu sắc nói của Nam Cao: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương.” Con người không hơn nhau ở cái nghề, mà là ta có trách nhiệm với công việc của mình hay không.