Bước 1 – Cự tuyệt làm một người nghèo
- Xóa khỏi đầu ba chữ “Tôi không dám” – Muốn có tiền, còn phải dám có tiền. Sợ có tiền sẽ không thể thành người có tiền
- Xóa khỏi đầu ba chữ “Tôi không thể” – Hãy nói “tôi có thể”, vừa kiếm tiền, vừa học hỏi – Hãy dần tích lũy những điều “Tôi có thể”, như thế là bạn đã có thể trở thành người có tiền
- Ngồi chờ đợi thời cơ chứ không phải ngồi thẫn thờ
- Tìm ra sân chơi riêng cho mình – Sân chơi là do mình tạo ra.
- Khôn hao phí sức khỏe và trí lực (Làm mình nhớ đến câu chuyện về Quần áo, thức ăn hàng ngày của Tổng thống Obama) – Càng nghèo thì càng bận và càng bận lại càng nghèo.
- Chạy theo phong trào chính là đang giúp người khác kiếm tiền – Người có tiền mang một phong cách riêng
- Sống chừng mực
- Cái gì cũng có giá của nó – Món đồ có giá hợp lí mới là món đồ tốt
- Không nên để những khoản nợ tạo thành áp lực cho cuộc sống của mìn
- Dù chỉ tiêu một đồng, đồng tiền đó cũng phải phát huy hết giá trị – Khi nào cần tính toán thì phải tính toán.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Cuộc sống thoải mái hất là khi tinh thần và thể xác được tự do – Giàu sang là để tâm hồn và thể xác được tự do.
Bước 2 – Tư duy làm giàu trong cuộc sống đời thường
- Sự mê hoặc của kiểu bán 500.000 / 2 chiếc (Đừng tiêu tiền không có mục đích)
- Có thật là kiếm được đồ giá rẻ, dù tạm thời không sử dụng nhưng sau này sẽ dùng đến (Đừng để đồng tiền sống thành đồng tiền chết)
- Những món đồ hữu ích chính là những món đồ có giá trị (Tăng giá trị cuộc sống bản thân)
- Chiến dịch dọn dẹp tủ lạnh
- Kiếm thêm cho mình chút tiền thưởng cuối năm? (Sử dụng khoản tiền thưởng cuối năm)
- Không phải vì đắt quá không mua nổi, mà là không có lí do gì để mua
- Ai cần ăn mừng năm mới? (Cạm bẫy của các khuyến mãi dịp Tết)
- Khống chế sự tham lam
- Hạn chế xem Tivi
- Chỉ nên mua những thứ bạn có thể trả
- Có thể chấp nhận những khoản nợ “sạch” (Nợ của người giàu và nợ của người nghèo)
- Duy trì cuộc sống ổn định, đầy đủ.
Bước 3 – Những người có tiền đang làm gì?
- Giao lưu với những người có nhiều tiền hơn, có năng lực hơn (Bạn bè của người có tiền chính là người có thể giúp đỡ họ khi cần, làm mình nhớ đến Lời khuyên của Tony Robbins với Mark Victor**Hansen **khi giao lưu với Triệu Phú – Muốn trở thành Tỷ Phú thì hãy giao lưu với Tỷ phú đi)
- Tu dưỡng nhân cách và nâng cao phẩm chất (Có chữ tín sẽ có cả thế giới)
- Giảm bớt thời gian chìm trong ưu tư (Nhìn lại quá khứ chỉ để xem xét và cải thiện)
- Lựa chọn thận trọng đối tượng giao thiệp (Làm người phải khắt khe – Phải biết tốt xấu, tránh xa những người bạn có thể làm hại bạn)
- Làm quen với những người có khả năng giúp đỡ mình (Bạn bè không chỉ là để vui vẻ)
- Coi việc chăm sóc những người xung quanh là trách nhiệm bản thân (Bởi vì có trách nhiệm với bản thân mình chưa đủ, Có trách nhiệm với gia đình, với bạn bè, với những người tin tưởng, đi theo mình thì mình mới có động lực đủ mạnh, để phát huy hết tiềm lực lớn nhất của mình)
- Chỉ nắm bắt những thông tin cần thiết (Tập trung ắt sẽ thành công)
- Không lãng phí thời gian một cách vô nghĩa (Cuộc sống là phải biết tạo ra chứ không phải chỉ biết tiêu đi – Người giàu và người nghèo đều có tài khoản thời gian như nhau nhưng người nghèo đã lãng phí nguồn tài nguyên không thể nào lấy lại này)
- Rèn luyện ý chí cho bản thân (Người có tiền không coi việc theo đuổi đồng tiền là mục tiêu duy nhất)
- Quản lí chặt chẽ từng đồng tiền mà mình kiếm được (Không phải là không có tiền để tiêu mà là không muốn tiêu)
- Duy trì sự điềm tĩnh, cân bằng về tinh thần và vật chất (Chỉ cần một phán đoán sai lầm là có thể mất tất cả)
Ngồi chờ đợi thời cơ chứ không phải ngồi thẫn thờ – Người có tiền họ cũng chờ đợi thời cơ, chỉ có điều họ vẫn không ngừng cố gắng. Chẳng hạn, một người đang chờ đợi thời cơ thích hợp để lập nghiệp, nhưng anh ấy không ngồi thẫn thờ, mà thực chất vẫn đang nỗ lực tích lũy tiền bạc và năng lực, kinh nghiệm và các mối quan hệ. Một khi cơ hội đến, anh ta đã có đủ thông tin, liền bắt tay ngay vào thực hiện, lúc đó không ai có thể ngăn cản nổi.
Tóm tắt các chương liên quan đến Tài chính, Tiêu tiền
Tiêu tiền đúng chỗ mới gọi là tiết kiệm, ngược lại mua đồ rẻ tiền mà không dùng đến mới là lãng phí.
Người giàu: “Vừa hưởng thụ vừa kiếm tiền”, “Tiêu tiền là để kiếm tiền”
Người nghèo: “Vừa kiếm tiền vừa hưởng thụ”, “Kiếm tiền là để tiêu tiền”
Không phải vì đắt quá không mua nổi, mà là không có lí do gì để mua, không phải cứ thấy giá rẻ, giá hời, thấy được khuyến mãi, miễn phí là mù quáng chạy theo trào lưu hay làm giàu cho người bán. Khi mua một món hàng, dù đắt nhưng mang lại nhiều giá trị cho bản thân thì cũng đáng tiêu hơn là mua nhiều cái giá rẻ nhưng chẳng bao giờ dùng đến, lại chỉ tốn thêm không gian để lưu trữ nó. Thêm nữa, là cần phải xem xét đến giá trị sử dụng. Nếu chỉ cần một điện thoại để nghe, gọi, nhắn tin thì một chiếc điện thoại bình dân đã đủ đáp ứng, không cần thiết phải đua đòi có bằng được theo trào lưu, vung tiền mua hàng hiệu chỉ để chứng tỏ bản thân thấp kém và rỗng tuếch (Chương Tốt gỗ hơn tốt nước sơn). Lại càng tuyệt đối không nên mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bởi bạn sẽ mất nhiều hơn là được. (Chương Cái gì cũng có cái giá của nó). Khi nào cần tính toán thì phải tính toán, dù già tiêu một đồng, đồng tiền đó cũng phải phát huy hết giá trị của nó, nếu không thì đừng có tiêu
Người nghèo tiêu dùng theo cảm tính, mua về có cảm thấy tội lỗi hay không? Người giàu tiêu dùng theo lí tính, cân đo đong đếm giá trị của nó mang lại có đúng với số tiền mà mình phải bỏ ra, nếu giá trị vượt qua thì càng tốt.
Hạn chế xem Tivi
Đời người thật ngắn ngủi, chỉ mỗi việc cố gắng trở thành người giàu có thôi cũng làm bạn đủ mệt mỏi rồi, đó là chưa kể bạn còn phải kết hôn, sinh con, dưỡng già, dưỡng bệnh, vậy sao còn phải dành thời gian để xem Tivi đây?
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất – Tránh nợ nần – Người giàu có nợ nhiều vì họ để dòng tiền của họ lưu thông, họ, thay vì trả hết tiền mặt cho bạn, sẽ dùng số tiền ấy đầu tư kiếm thêm chút trước khi trả nó cho bạn, Đó là “Nợ Sạch”. Còn bạn, chỉ nên mua những thứ bạn có thể trả.
Mình may mắn là đến giờ vẫn chưa mắc nợ tín dụng hay bất kì khoản nợ nào