doc-sach tu-hoc - It costs 5 mins to read

Bài này nằm trong chuỗi bài viết về đề tài Tự học của Blog, Tham khảo các bài viết trước:

Các mức độ đọc sách:

Bạn định đọc một quyển sách trong bao lâu: 2 tiếng hay 8 năm? (2 tiếng là thời gian cần để bạn có thể đọc hết một quyển sách trung bình nhưng để thực sự hiểu một quyển sách, đòi hỏi mất nhiều thời gian hơn - Để đọc đi đọc lại, để trải nghiệm rồi chiêm nghiệm lại).

Có nhất thiết phải đọc sách phù hợp với trình độ và lứa tuổi?

Nếu chỉ đọc sách về những gì mình đã biết, cái mình tiếp thu chỉ là thông tin, không phải là kiến thức. (Đọc sách cao hơn tầm hiểu biết của mình một bậc, đó mới là sự học).

Xác định mục đích đọc sách

Tùy theo mục đích mà bạn sẽ có cách tiếp cận phù hợp, bài viết này nhắm đến việc đọc sách một cách có chủ đích, có thói quen, có kế hoạch, có thu hoạch và có tính mở mang.

Đọc sách như thế nào

Nếu cứ đọc như đã từng thì trình độ đọc của bạn không hơn học sinh tiểu học!!! (Tác giả ví von vậy thôi, Thực tế thì một học sinh đến cuối cấp II mới hoàn thiện khả năng đọc sơ cấp - Đọc sơ cấp nghĩa là đọc và biết được - ở mặt nổi - quyển sách nói về điều gì? mà không phải dừng lại để tra nghĩa của từ khi đọc).

Muốn đọc sách đúng cách là phải luyện tập, không thể khác được.

Làm sao để đọc được nhiều

1. Sách phải sẵn - Luôn mang theo một quyển sách giấy (Hoặc Tablet / Kindle) bên cạnh bạn mọi nơi - Mình nhớ lại một thói quen rất tốt của người Do Thái, đó là không để thời gian bị đánh cắp (và không để ai đánh cắp thời gian của mình), họ luôn đem sách theo và đọc khi chờ đợi một ai đó hoặc khi rãnh).

Sai lầm phổ biến của việc Tự học bằng cách đọc sách là khi bạn cố gắng đọc một quyển sách ngoại ngữ và dừng lại quá nhiều lần để tra nghĩa. Bạn phải đạt được mức độ đọc sơ cấp trước đã…

2. Đọc sách mọi lúc

Đọc trước khi đi ngủ, Đọc khi vừa dậy lúc sáng sớm, đọc khi nghỉ trưa ở sở làm (người phương Tây không dùng thời gian nghỉ trưa để ngủ hoặc giao tiếp quá nhiều) » Nếu bạn cho rằng quá bận rộn và không thể đọc sách được thì đó chỉ là bạn cho rằng như thế mà thôi.

3. Đừng dừng lại, mà phải đọc như ăn cướp

4. Đọc như trai tân tán gái

Nhìn vào cấu trúc cuốn sách (Lời nói đầu, lời cuối, Lời giới thiệu, mục lục, các tiểu mục…) để nắm sơ bộ, tìm hiểu về tác giả để xem phong cách, bối cảnh của cuốn sách mình định đọc đây… (Cái này sẽ nói được nói rõ hơn trong quyển “Phương pháp đọc sách hiệu quả”)

** 5. Đọc sách như thể chụp X-Quang**

** 6. Đọc liên văn bản đồng chủ đề**

Việc đọc liên văn bản đồng chủ đề giúp người đọc tăng tốc độ đọc sách đáng kể bằng cách đồng thời đọc nhiều cuốn về cùng một chủ đề, quá trình đọc có sự so sánh, phân tích cái chung, những điểm mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau… Việc đọc đồng chủ đề là mức độ cao nhất trong các mức độ đọc, đòi hỏi não bộ hoạt động nhiều và tập trung cao độ, giúp bạn nhớ lâu hơn và chắc hơn.

** 7. Đọc có kế hoạch**

Agile

Làm sao để đọc chất hay làm sao để đọc thật sâu

Đơn giản phải không? Mỗi lần đọc lại, là một lần ngộ ra thêm. Đó là sự thật.

Phàm sách nào hay và quan trọng, phải đọc đi đọc lại nhiều lần.

Củng cố thông tin để não bộ lưu vào bộ nhớ dài hạn bằng cách ôn lại thông tin vừa đọc. Viết Blog, ghi cảm nhận, lập sơ đồ tư duy, trả lời các câu hỏi có trong sách hoặc câu hỏi mà bản thân tự đặt ra. Nghi vấn, phản biện hoặc liên kết với những kinh nghiệm của bản thân hoặc với những quyển sách khác.

(Đọc quyển Phương Pháp đọc sách hiệu quả có đưa ra 4 câu hỏi mà bạn luôn phải đặt ra và tìm câu trả lời khi đọc bất kỳ quyển sách nào).

Làm thế nào để việc đọc thật hữu ích?

PHẢI HÀNH ĐỘNG ĐỂ BIẾN KIẾN THỨC TRONG SÁCH THÀNH CỦA MÌNH

Trích lược từ bài gốc cùng tên: Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần - Dương Trọng Tấn

Mọi người có thể đọc thêm slide “Học cách học” của cùng tác giả trên Slideshare:

http://www.slideshare.net/duongtrongtan/hc-cch-hc-learning-how-to-learn

Thông tin thêm: Coursera có khóa học Learn How to Learn miễn phí nếu quan tâm đến chủ đề này.